Một doanh nghiệp ra đời cũng có chu trình giống như một đứa trẻ ra đời. Bắt đầu từ một khát khao của người doanh nhân tiềm năng phát hiện ra một cơ hội kiếm tiền. Người doanh nhân đó sẽ tìm hiểu hoặc “nhảy bổ” vào cơ hội đó để làm những việc cần làm & tạo ra một doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đâu là những việc cần làm? Ít người doanh nhân mới chập chững vào nghề nào biết được chính xác những việc cần làm đó. Chỉ là nghe kể, nhưng chưa thực trải nghiệm qua, & chuyện kể thì không bao giờ giống với bối cảnh thực tế của bạn. Nghe kể nhiều quá lại chẳng dám làm. Nên nếu bạn mới lần đầu thì nên chỉ xét 3 điểm sau & làm ngay ko nên nghĩ nhiều:
1. Làm việc này có chết không?
2. Làm việc này có đi tù không?
3. Làm việc này thua thì khánh kiệt tới mức nào?
(Cái này chỉ có thể giới hạn một khoản cụ thể: vd 100 tr hay 200 tr, 10 tỷ,… tuỳ vào tiềm lực tài chính bạn đang sở hữu, bạn sở hữu chỉ bạn mới biết)
Sau khi đã đánh vài trận thua có thắng có, thì bạn mới bắt đầu có khả năng thấu hiểu những câu chuyện kể thực sự rõ nét hơn. Còn chưa làm, tin tôi đi, bạn sẽ chẳng hiểu được bao nhiêu đâu (khoảng 10% là giỏi lắm rồi).
Vậy nên xác định trước những trận đầu tiên khả năng thua là nhiều hơn thắng nên phải sẵn sàng tinh thần học hỏi từ mọi chuyện phát sinh. Mỗi lần bạn giải quyết được một vấn đề phát sinh là bạn đang mạnh lên đó.
Cứ bình an & tuân thủ nghiêm ngặt 3 điều trên trong mọi hành động của mình & bạn sẽ giỏi lên mỗi ngày. Đừng nghe ai quá nhiều lúc ban đầu, mọi lời khuyên chỉ có giá trị khi bạn bắt tay vào hành động.
Đứa trẻ sẽ ko nghe ai, nó cứ đứng lên tập đi, ngã lại đứng dậy đi tiếp. & Người lớn chỉ có thể để mắt tới chúng để chúng ko gặp những nguy hiểm lớn. Chứ ngã vài phát biêu đầu, hay xước sát thì ko thể tránh khỏi.
Bạn khởi nghiệp tuân thủ ba điều trên là đủ!
Tới khi bạn đã thắng & thua một vài trận lớn nhỏ thì những lời khuyên sau mới thực sự hữu ích với bạn. (Ps: Phải có cả thắng nha, còn nếu toàn thua thì hãy tập trung ba vấn đề trên & làm ngay đi)
I. Xác định tầm nhìn chiến lược
– Làm doanh nghiệp bắt đầu từ tầm nhìn về doanh nghiệp bạn muốn xây dựng. Nghĩ về tương lai, nói về tương lai, thấy trước tương lai, như một nhà tiên tri về các điểm mốc mà doanh nghiệp của bạn sẽ tới trong một khoảng thời gian nhất định.
– sau một thời gian thành công thì tầm nhìn chiến lược cần có những thay đổi nhất định. Thường sẽ là tầm nhìn “thiếu niên”, rồi thay đổi sang tầm nhìn “thanh niên”, tầm nhìn “trung niên”, tầm nhìn…
– mỗi lần thay đổi bạn cần một kiểu chuyên gia tư vấn hỗ trợ mình & BOD khác nhau. Các nhà tư vấn như những huấn luyện viên giúp bạn qua ngưỡng chứ ko thể/không nên làm thay bạn. Bạn – chủ doanh nghiệp cần nâng cấp con người mình lên (cái này chúng tôi gọi là: Tư vấn mở khoá tầm nhìn chiến lược BOD)
II. Hoạch định chiến lược
– Việc thứ hai chính là xác định cái cách mà bạn sẽ đi, cái cách mà bạn sẽ lựa chọn để dẫn đội ngũ của mình đi, cái cách này ko thể coppy mà chỉ có thể học hỏi. Đây là xây dựng chiến lược. Việc này có thể thuê được, nhưng thuê thì bạn cũng phải học & lựa chọn lời tư vấn/tham vấn từ người bạn đã thuê.
– Chiến lược, bắt đầu là sự lược bỏ những việc dư thừa, rồi lựa chọn bổ sung những việc chính cần làm, sắp xếp các việc chính đó một cách có hệ thống, có lớp lang, có cấu trúc, có hệ thống để đội ngũ triển khai công việc một cách dễ dàng thuận lợi trong thực thi, thuận lợi trong phối hợp với nhau.
– Mỗi chiến lược thì cần những kiểu nguồn lực thực thi khác nhau, những năng lực (thái độ, kiến thức, kỹ năng) của những người chịu trách nhiệm từng cấu phần của chiến lược khác nhau. Một chiến lược quá xa rời với các nguồn lực bạn đang sở hữu/kiểm soát/có thể huy động thì là một chiến lược lý thuyết xuông.
– Thuê một chuyên gia giúp bạn hoạch định chiến lược, chỉ là giúp hỗ trợ hoạch định thôi, chứ chẳng có ông chuyên gia nào làm thay bạn được 100% cả. Trách nhiệm chiến lược thuộc về BOD. (Hoặc ít nhất cho tới hiện tại, tôi chưa đủ hiểu hết thị trường nên chưa biết có ai)
III. Phát triển & tổ chức đội ngũ
– Việc thứ ba chính là xác định cấu trúc đội ngũ, cấu trúc bộ máy mình sẽ tổ chức, tiêu chuẩn năng lực của những người chịu trách nhiệm trong cấu trúc đó ra sao. Cái khó ở việc ba này là bạn ko bao giờ tìm được người vừa khít như chiến lược đã xây dựng, bạn sẽ làm gì khi gặp sự thiếu vừa khít đó? Phải nhờ chuyên gia thôi.
IV. Huy động & sắp xếp nguồn lực
– Việc thứ tư là huy động & cung cấp đúng nguồn lực, truyền thông, truyền cảm hứng, ra các quyết định để dẫn dắt đội ngũ thẳng tiến thới tầm nhìn. Nhưng đường đi sẽ ko bao giờ là thẳng, phải chú ý & cải tiến, thay dầu, thêm xăng, & nghỉ ngơi cho nhịp nhàng.
V. Kết luận
Bốn việc này có những đoạn, những điểm thuê được, nhưng thuê về là giúp mình học nâng cao năng lực trên lên, chứ khó thuê người ta làm thay 100% được. cơ bản là: TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC của chủ doanh nghiệp có đạt được hay ko là do năng lực tư duy, lựa chọn, & ra quyết định ở bốn việc trên của chủ doanh nghiệp.
LÀM DOANH NGHIỆP là bạn phải làm đúng việc của mình, từng bước hoàn thiện & nâng cao năng lực của bản thân trong bốn việc trên.
Ảnh – người áo trắng đã là một người LÀM RA ĐẤT NƯỚC ĐỘC LẬP & THỐNG NHẤT. Người cùng làm đủ bốn việc trên, chẳng thể sót việc nào. Ai ko biết hành trình nâng cao năng lực của Người, hãy tìm cuốn sách Nguyễn Ái Quốc do anh Nguyễn Thành Nam dịch của một tác giả Mỹ viết. Bạn sẽ thấy Người làm rất tròn bốn việc trên.