LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP

Làm chủ doanh nghiệp là làm chủ điều gì trong doanh nghiệp?
Xin chào các anh chị và các bạn, cảm ơn các anh chị đã quan tâm tới các chia sẻ về chủ đề LÀM DOANH NGHIỆP.
Nội dung chia sẻ hôm nay chúng ta cùng nhau thảo luận và làm rõ câu hỏi LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP là làm chủ những vấn đề gì của doanh nghiệp? Đây là câu hỏi tưởng như rất đơn giản nhưng tôi đã hỏi rất nhiều chủ doanh nghiệp và rất ít người có được câu trả lời cho xác đáng.
Câu trả lời tôi thường nhận được nhất là: “Tạo có trong giấy phép kinh doanh”, “Tao là CEO/Chủ tịch/Founder”, “Tao bỏ tiền và công sức để xây dựng lên nó thì tao làm chủ nó thôi”,… Các anh chị nói đều đúng cả, nhưng với các câu trả lời đó thì tôi nhận thấy các anh chị mới đang nói tới phần quyền làm chủ, chứ chưa hề có nói tới phần “Bổn phận của người làm chủ”, hay nói cách khác: “Đâu là các việc cần làm, buộc phải làm cho đúng là một người làm chủ doanh nghiệp?”
Sau nhiều năm trăn trở và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã tìm ra danh mục 4 việc mà mọi chủ doanh nghiệp đều phải làm, nếu ủy quyền cho ai thì bạn cũng chỉ có thể ủy quyền bề nổi của các công việc này (dù doanh nghiệp đang phát triển ở chu kỳ nào) cụ thể bao gồm:
  • Làm chủ Ngọn cờ lý tưởng của doanh nghiệp: Lý do/mục đích thực sự mà doanh nghiệp được sinh ra và tồn tại trong cuộc đời này. Bạn là chủ doanh nghiệp, bạn không thể coppy tuyên bố ngọn cờ lý tưởng của người khác làm của mình được. Nó ở bên trong bạn, hãy tìm kiếm lý tưởng sống của doanh nghiệp ở chính bên trong những nhà sáng lập. Vì thực sự ngọn cờ đó, nó không có ở bên ngoài. Cái này nói ra thì dễ nhưng nói đúng ra được thì khó, bạn phải đào chính mình nha, đào thật sâu. Hãy cẩn thận với những việc coppy ngọn cờ gợi ý của người khác nha.
  • Làm chủ Chiến lược phát triển phù hợp với ngọn cờ lý tưởng: Là con đường chính, là cái cách, cái phương pháp mà bạn sẽ tổ chức đội ngũ cùng làm để đi theo được/tới được với ngọn cờ lý tưởng mà bạn đã dựng lên.
  • Sở hữu hoặc huy động được các nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược: Nguồn lực quan trọng nhất là người có đủ năng lực để tổ chức thực thi các chiến lược đã được xây dựng nên.
  • Làm chủ quy tắc “chia sẻ thành tựu kinh doanh” mà doanh nghiệp mang lại: Tôi hay nói với khách hàng/học viên của mình về sự xung đột bất đồng trong cách chia kết quả của dự án cả khi có lãi và khi bị lỗ. Chủ doanh nghiệp có bổn phân tự học để phát triển quy tắc này.
Đây chính là 4 việc xuyên suốt, mỗi người chủ doanh nghiệp đều phải dành thời gian tĩnh tâm suy ngẫm, học hỏi, thực hành để nâng cao năng lực về các vấn đề này của bản thân. Khi bạn dương lên ngọn cờ lý tưởng càng “lớn lao” bao nhiêu, thì những việc còn lại nó phải cũng có tính chất “lớn lao” theo như vậy.